Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017


Xin giới thiệu đến quý khách iu cách làm Mắm Rò xứ Huế thơm ngon, bổ dưỡng nhé !


Mắm rò là một món mắm ngon trong các loại mắm đặc sản tiêu biểu ở Huế, được dùng để ăn kèm với thịt luộc, dưa giá, rau thơm, dưa leo, vả…
Huế là vùng đất phong phú về thiên nhiên, có đường bờ biển dài. Vì vậy, du khách đến Huế sẽ tha hồ có cơ hội để lựa chọn những loại mắm ngon như: mắm ruốc, mắm nêm, mắm cá nục và mắm rò. Tuy nhiên, người khác miền chỉ thường nghe ba loại mắm đầu, còn mắm rò thì phải người Huế chính gốc, hoặc ai quan tâm nhiều đến ẩm thực Huế mới nghe nói hay thưởng thức món ăn độc đáo này.


Mắm cá rò ăn kèm với thịt luộc, dưa giá, rau thơm, dưa leo

Xuất xứ mắm các rò:

“Rò” vốn là tên một loài cá gần giống như cá cơm để làm mắm nêm. Cá rò có nhiều ở vùng biển nước lợ hoặc vùng biển nóng và êm. Do đó, khi nói về mắm rò Huế, phải nhắc tới Biển Thuận An. Vùng Biển Thuận An nổi tiếng với món mắm rò này là vì vậy. Cá rò có xương mềm, vảy óng ánh nhưng thịt rất ngọt, được các o, các mệ mót về đem ướp làm mắm ủ ăn dần.

Cách làm mắm cá rò:

– Xóc cá sao cho sạch vảy nhớt mà không được vỡ nát.
– Rửa cá nhất thiết phải là nước biển hoặc thứ nước muối pha cho có độ mặn tương đương nước biển.
– Khi cá rửa sách để ráo nước, người ta sẽ muối cá theo công thức: cứ sáu phần cá, một phần muối hột, để chừng mười lăm phút đến nửa giờ cho cá thấm đều muối. Sau đó, họ sẽ cho vào lu vại, ém chặt xuống. Dùng nẹp tre gài bên trên cho con cá không trồi lên. Cứ thế, để qua ba mươi ngày là có thể ăn được.

Cách dùng mắm cá rò:

“Mắm Cá Rò“ thường được ăn kèm với dưa leo, rau sống như ngò gai, tía tô, kinh giới, rau hung, hành cây bổ dọc, đặc biệt là quả khế chua, vả non. Và dĩ nhiên, một thứ chính yếu không thể thiếu là thịt luộc thái miếng mỏng.
Để có thể ăn ngon hơn bạn có thể thêm ít đường, tỏi, ớt, chanh
Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạn sử dụng: 3 tháng kể từ ngày sản xuất.






Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách cách để làm được Mắm Tôm Chua Huế ngon đúng điệu nhé !





Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Tôm đất tươi sống (chọn con lớn) : 1kg
+ Gạo nếp: một bát nhỏ (bát nước chấm)
+ Riềng non : 150g, tỏi: 50g, Ớt lớn, chín đỏ: 50g
+ Một chén con rượu trắng (rượu ngon thì càng hiệu quả)
+ Một ít lá ổi già rửa sạch, vẩy ráo
+ Gia vị, nẹp tre mỏng
+ Hai lọ thuỷ tinh

Cách làm mắm tôm chua kiểu huế ngon trên cả tuyệt vời
Khâu sơ chế:
– Các bạn lấy riềng non đã chuẩn bị sẵn đem gọt vỏ rồi cắt những đoạn mấu rắn sau đó thái sợi chỉ. Hoà nước muối hoặc nước giấm (phèn chua) rồi cho phần củ riềng vào ngâm. Khi các bạn ngâm riềng như thế này sẽ giúp riềng trắng hơn và đẹp mắt hơn.
– Tỏi bóc sạch vỏ rồi cắt lát mỏng, ớt bỏ hạt sau đó cắt sợi nhỏ.
– Đối với cách làm mắm tôm chua muốn ngon thì các bạn nên chọn những con tôm tươi và to khoảng ngón tay út. Nếu các bạn chọn những con tôm quá to thì khi ăn sẽ bị xác, còn tôm không tươi thì màu sẽ không được đẹp mắt như tôm tươi. Tôm tươi khi làm mắm sẽ có màu đỏ rực rất đẹp mắt.
– Sau khi chọn tôm thì các bạn sơ chế bằng cách bỏ đầu sau đó dùng nước muối pha loãng rửa sạch tôm rồi để ra rổ cho ráo nước.
– Chuẩn bị một chiếc thau hay nồi lớn để cho tôm vào ngâm với phần rượu trắng đã chuẩn bị, đậy kín lại trong khoảng 30 phút. Cách này sẽ làm cho mắm tôm chua ngon hơn, khi ngâm tôm với rượu sẽ giúp tôm có màu đỏ rất đẹp.
– Sau khi ngâm tôm được 30 phút các bạn vớt tôm ra để cho ráo nước.
– Lấy gạo nếp đã chuẩn bị đem nấu thành cơm nếp.
Cách làm mắm tôm chua:
Bước 1: Cho tôm vào thau lớn sau đó cho riềng, ớt, hai muỗng canh muối, hai muỗng canh đường vào rồi trộn cho thật đều. Sau đó cho cơm nếp vào trộn chung.
Các bạn đừng sợ mắm sẽ quá cay nếu cho riềng và ớt vào. Khi cho riềng và ớt với một lượng vừa đủ kết hợp với rượu thì vị cay sẽ bị phân huỷ để món mắm có vị thơm đặc trưng của riềng và ớt.
Bước 2: Tiếp theo các bạn cho tôm đã trộn vào một chiếc lọ thuỷ tin và phủ kín lá ổi lên mặt lọ, các bạn có thể sử dụng nan tre gài tôm lại để tôm không bị nổi lên. Nếu không sử dụng nan tre thì các bạn có thể sử dụng đĩa con để thay thế sau đó thì đậy kín lại. Khi cho lá ổi vào sẽ giúp mắm tôm có vị thơm hơn cùng với rượu và nếp và tôm cũng sẽ lên men trong môi trường có chất chua của rượu và nếp.
Bước 3: Bạn nên phơi tôm ở ngoài nắng, điều này sẽ giúp tôm mau chín hơn. Nếu trời có nắng ấm khoảng 5 đến 7 ngày thì bạn có thể thưởng thức ngay món mắm tôm chua này. Tuỳ vào sở thích của các bạn mà các bạn có thể phơi tôm nhanh hay chậm để tăng giảm độ chua của tôm. Khi đạt được độ chua mà các bạn mong muốn thì các bạn có thể cho tôm vào tủ lạnh và ăn dần.Bạn nào thích ăn cay thì lấy tôm trong hủ ra rồi trộn với ít tỏi và ớt giã nhuyễn nhé!
– Để nhận biết các loại mắm tôm chua đã chín nói chung đó là khi tôm chín hủ tôm sẽ dậy nước và toả ra hương thơm và tôm có màu đỏ tự nhiên và đẹp mắt.
Bí quyết: mắm tôm chua càng lâu thì sẽ càng chua, để giảm bớt độ chua của tôm thì bạn nên xóc tôm với đường trắng.
Bật mí với các bạn cách thưởng thức mắm tôm chua ngon cực kì: Thịt ba chỉ luộc chín sao đó thái lát mỏng rồi ăn kèm với mắm tôm chua thêm một ít rau thơm, chuối sống, khế… thì còn gì bằng. Các bạn có thể ăn kèm với cơm hay bún tuỳ theo sở thích. Các bạn cũng có thể thực hiện món bánh tráng cuốn với tôm chua. Chuẩn bị rau muống thái nhỏ, rau thơm, khoai lang luộc thái thành sợi mỏng sau đó cuốn với một lát thịt ba chỉ mỏng và một con tôm chua. Các bạn có thể sử dụng nước trong hủ tôm chua thêm các loại gia vị cần thiết để làm nước chấm. Thật tuyệt vời phải không các bạn. Còn chần chờ gì nữa hãy nhanh tay thực hiện ngay một hủ mắm tôm chua ngon cho gia đình nào các bạn. Chúc các bạn thành công khi thực hiện món ăn này.

Hoặc các bạn có thể liên hệ Cô Uyên để đặt mua các loại mắm tại Huế luôn nhé !
Hotline: 0901946325.



Mắm tôm chua Huế là một hương vị rất riêng của Huế, nếu đã ăn thử một lần thì bạn không thể quên đi hương vị đó được.
Ngày nay tôm chua Huế đã có mặt khắp mọi nơi nhưng tôm chua được làm và mua tại Huế vẫn có vị rất riêng. Tuy nhiên, đâu phải ai cũng đến Huế mà mua được tôm chua Huế đâu đúng không, thế nên sao bạn không thử làm một hũ tôm chua chuẩn vị Huế xem nào?
Tôm chua Huế là một trong những đặc sản của đất Cố đô mà nhiều người khi đã nếm thử sẽ nhớ mãi không quên. Đặc biệt từ màu sắc, cách chọn lựa nguyên vật liệu và cách ướp ủ để làm ra những hũ mắm chua tinh túy mà không đâu có thể làm được như ở Huế. Cảm giác ngon miệng, nếm thử một miếng thôi sẽ thấy vị chua ngọt dịu của tôm lan tỏa cùng với sự cay nồng của ớt riêng tỏi, ăn cùng với cơm nóng, kèm theo nhiều loại rau sống, chuối chát, khế chua, rau thơm. Ôi chao nó ngon!
Nếu biết cách làm mắm tôm chua kiểu Huế này thì bạn sẽ có ngay món ăn thật đặc biệt khi kết hợp với thịt ba chỉ luộc rồi nè.
Điều đầu tiên là đi chọn tôm đất tươi nè,  mang về rửa với nước muối pha loãng 1-2 lần cho thật sạch rồi vẩy ráo đi. Nếu bạn nào dùng tôm đông lạnh còn vỏ thì chỉ cần rã đông rồi vẩy cho ráo nước thôi nha. Quan trọng ở đây là cách xử lí tôm, phải để nguyên con còn sống ngâm cùng với rượu trắng, nhớ đậy kín kín xíu nha để tôm không nhảy ra khỏi thau.
Mắm tôm chua, hương vị khó quên của xứ Huế ăn hoài không ngán
Trước khi ngâm tôm cùng với nước sôi thì cắt bỏ phần đầu, dùng kéo cắt bớt đầu râu xíu, tùy ý muốn cắt chân hay không, giữ đuôi lại cho đẹp, rồi thêm xíu muối xíu đường. Sau cùng thì rửa thêm tôm lần nữa qua rượu, nhớ là luôn luôn để tôm ráo sau mỗi lần rửa bạn nha.
Người ta thường hay có câu “ăn mắm lắm cơm” mà, nên mắm tôm chua Huế này có kì công đến mấy thì ăn một miếng cảm thấy ngon là thỏa mãn lắm rồi. Nhất là nước mắm, trước khi được đi đem ủ thì phải được đun lên với đường trên lửa cho tan hết đường đi. Rồi cho tôm và tỏi, ớt, riềng, gừng vào âu rổi đổ nước mắm đường vào trộn đều trước cho thấm đã. Sau đó xếp tôm vào hũ  xen kẽ các gia vị xong mới đổ nước mắm đường vào vừa ngập hũ.
Mắm tôm chua, hương vị khó quên của xứ Huế ăn hoài không ngán
Dùng nan che hoặc vỉ nhựa chèn cho tôm và gia vị không bị nổi lên khỏi bề mặt nước mắm. Mỗi ngày đem đi phơi nắng sớm thì tôm sẽ từ từ đỏ lên một cách tự nhiên luôn.
Nếu trời nắng nóng, sẽ ăn được 7 ngày sau khi cho tôm vào hũ, còn thường là 10 - 15 ngày, nếu muốn ăn sớm hơn, phơi hũ tôm ra nắng vài giờ trong ngày. Tôm càng để lâu thì càng chua, nếu mà tôm quá chua thì khi gắp ra nên trộn thêm với ít đường. Mà cũng tùy khẩu vị từng bạn nữa nha, sau 1 tuần để giữ độ chua vừa ý thì nên bảo quản trong tủ lạnh, nếu thích ăn cay thì giã nhuyễn chút ớt, chút tỏi rồi trộn riêng với tôm chua lấy từ trong hũ ra.
Mỗi lần lấy tôm ra phải “nhận” tôm còn trong hũ dưới chìm dưới mặt nước và đậy nắp gài kỹ nha. Sau khi ủ chua đủ vị, hãy thử một miếng đi, lôi cuốn lắm. Ðã ăn một miếng là ưa ăn hoài vậy đó. Rồi mùi thơm của rau quế, rau ngò cùng sự béo ngậy của vài lát thịt ba chỉ luộc thật là tròn vị luôn, không nỡ từ chối nếm thêm miếng nữa.
Mắm tôm chua, hương vị khó quên của xứ Huế ăn hoài không ngán
Xem thêm công thức và cách làm chi tiết >>> Tôm chua Huế
Không phải ở Huế thì chỗ nào cũng bán mắm tôm chua Huế ngon đâu, phải đến thật đúng chỗ, mua đúng nơi thì mới cảm nhận được hết nha. Nếu mà muốn so sánh món mắm tôm chua tự làm cùng với mắm tôm chua mua ngay tại Huế thì khi có dịp đến Huế bạn hãy liên hệ SĐT: 0901946325 gặp Cô Uyên, nhà này chỉ làm bán tại nhà, không có đại lí đâu hết. Chất lượng cao mà ăn rất ngon, giá lại rất mềm.
Hi vọng bạn sẽ làm thành công món mắm tôm chua này mà không cần phải ra đến Huế nha!
Đại Lý Mắm Huế




(cung cấp sỉ và lẻ mắm Tôm, mắm rò đúng từ gốc Huế)

Từ xưa đến nay thì khi nói đến Huế thì mọi người nghĩ ngay đến kinh thành, cố đô, người con gái,nón bài thơ nhưng nổi tiếng nhất ở Huế chính là nền văn hóa ẩm thực đặc sắc mà dường như các triều đại lịch sự khác ở Việt Nam khó có thể bì kịp về danh tiếng. Bởi vì nền ẩm thực ở Huế hội tụ rất nhiều yếu tố như nguyên vật liệu, công thức, cân đo đong đếm...trên hết vẫn là bàn tay tài hoa của người làm ra những món ẩm thực này, đơn giản có, cầu kì có, dân dã có, quý tộc vua chúa cũng có...
Và những món ăn nổi tiếng ở Huế thì mọi người cũng đã biết như : mè xửng, chè cung đình, danh trà dâng vua, hạt sen hồ tịnh tâm, bánh bèo nậm lọc.... rất nhiều nhưng đậm đà nhất, tinh túy nhất mà hiếm có nhựng đặc sản cùng loại, cùng vùng miền có thể so sánh được đó chính là các loại mắm huế: mắm tôm chua, mắm rò, mắm tép...
Đặc biệt từ màu sắc, cách ướp ủ, cách lựa chọn, nguyên vật liệu để làm ra những lọ mắm tinh túy mà không đâu có thể làm được như ở Huế, nổi bật và nhiều người biết đến nhất vẫn là các loại mắm : tôm chua và cá rò và mắm con sò Lăng cô.

Liên hệ đặt mua tại: 0901916325 (Chúng tôi cung cấp mắm đúng gốc Huế và ship toàn quốc, hải ngoại cho bà con ăn ngon nhé )


Cách chế biến Mắm sò Lăng Cô

  • Sò mua về rửa sạch cát. Để ráo. Sau đó lấy mũi dao nhọn cậy vỏ lấy sò. Công đoạn này khá vất vả và tốn nhiều thời gian. Bởi việc cậy vỏ sò và làm sạch là vô cùng quan trọng. Sau đó, rửa sạch cát con sò nhiều lần với nước sạch. Vớt ra để ráo, khô nước.
 
Mắm Sò Lăng Cô lúc mới làm
  • Tiếp đó cho sò vào một thau lớn sạch rồi trộn đều với muối hột đã giã mịn. Bản thân con sò đã có chút vị mặn vì vậy chúng ta chỉ nên bỏ muối vừa đủ (thông tường là 3 sò trộn với 1 muối), ớt bột, riềng thái nhỏ trộn đều rồi bỏ liền vào chai thủy tinh hoặc thẩu nhựa đậy kín.
  • Mắm cho vào thẩu đậy kín từ 8-10 ngày mắm chín là ăn được.

Cách sử dụng và bảo quản Mắm sò Lăng Cô

  • Mắm sò Lăng Cô (tỉnh TT-Huế) của đặc sản Chính Gốc sẽ trở thành món nước chấm ngon tuyệt khi sử dụng với rau sống, dưa giá, khế chua kẹp thịt ba chỉ, khi ăn sẽ có vị dai, thơm của sò, vị mặn của mắm, vị chua của khế và vị béo của thịt ba chỉ.
  • Khi mắm sò đã chín, bạn nên giã ít tỏi (vì trong mắm sò đã có ớt nên bạn không cần thêm ớt nữa), cho ít mì chính và đổ mắm sò ra chén là có thể ăn ngon lành.
  • Mắm sò là món ăn khá dễ tính. Vì vậy khách đến Huế đều lựa chọn cho mình những chai mắm sò để làm quà khi rời đất Huế. Khách xa quê đi đâu cũng nhắn nhủ về quê nhà gửi những chai mắm sò để dành ăn dần trong nhà. Thực sự Mắm Sò Lăng Cô làm quà cực ý nghĩa cả nhà nhé.

MẮM SÒ CÔ UYÊN

Của hàng Mắm Cô Uyên
Sđt: 090.1946.325
Website: www.mamhue.com

Liên hệ 090.1946.325 để đặt Mắm ăn ngay trong ngày !

Bài xem nhiều

Danh mục